Like, G+, tweet chia sẻ để được hỗ trợ giao hàng tận nơi !
+
Mẹ nên ăn gì không nên ăn gì để có sữa cho con bú
Ngày Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015 bởi Mayduavongtudong.vn
Đăng bởi: Mayduavongtudong.VN

[giaban][/giaban][giamgia][/giamgia]

[tomtat]Sau khi sinh các bà mẹ cần phải kiêng rất nhiều đồ ăn trong 3 tháng đầu tiên, vậy phải làm sao để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và có đủ lượng sữa cho con bú, bà mẹ cần ăn gì để có nhiều sữa cho con bú ?[/tomtat]

[kythuat]
Trong thời gian cho con bú, cơ thể bạn sẽ ưu tiên sử dụng chất dinh dưỡng để sản xuất sữa cho bé trước khi chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho chính mình. Rất cần thiết để thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm duy trì tăng trưởng của bé và giúp bạn luôn khỏe mạnh.

Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.

Những món ăn giúp lợi sữa cho mẹ


Móng giò hầm đu đủ giúp lợi sữa


Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.
Giò heo tốt cho sữa mẹ

Thịt bò giúp phục hồi sức khỏe cho các mẹ sau sinh


Hầu hết sản phụ đều mất khá nhiều máu trong quá trình “bể chum”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến chị em thường xuyên lâm vào cảnh uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc “thiên thần nhỏ” của mình.
Bởi vậy sau khi sinh các bà mẹ trẻ cần ăn nhiều đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò cũng là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Rau ngót và rau má giúp các mẹ có nhiều sữa


Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Chị em nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng rau má hàng ngày. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…


Cà chua


Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên rằng chị em đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

 

Nước


Trong thời gian cho con bú, để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, chị em cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Chú ý đừng đợi đến khi cơ thể khát khô mới bắt đầu uống bởi khi đó bạn đã bị mất nước.

Các mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể mình đã “nạp” đầy đủ nước chưa bằng cách kiểm tra màu nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với việc cơ thể chị em đang thiếu nước trầm trọng.

Nếu không thích uống nước lọc, các mẹ có thể dùng thêm nước trái cây, sinh tố…Lưu ý hạn chế sử dụng nhiều các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên dưới 300 mg/1 ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.
Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, những thực phẩm này chứa thành phần dinh dưỡng tốt và nguồn chất xơ thật dồi dào cho bạn. Trái cây, rau củ và ngũ cốc nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn của bạn.

Hãy ăn cá


Cá biển không chỉ là một nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt và chất đạm, mà đây cũng là nguồn cung cấp LC-PUFAs như DHA cho bạn và bé. Bạn nên ăn cá 1-2 lần/ tuần.
Bạn hãy thêm Canxi vào chế độ ăn của mình, uống sữa cũng nên được chú trọng trong thời gian này.
Bạn hãy ăn các sản phẩm được làm từ sữa để cung cấp đầy đủ Canxi hằng ngày cho bạn.

Những thực phẩm cần kiêng cử trong thời kỳ cho con bú


Cà phê


Không chỉ cà phê, khi bạn uống bất cứ đồ uống có chứa caffeine thì bạn cũng đồng thời cho con mình nạp caffeine qua sữa mẹ. Cơ thể bé lại không thể đào thải caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn nên bé tiếp nhận quá nhiều caffeine qua sữa mẹ sẽ dễ bị kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, bứt rứt và không ngủ được. Giải pháp là nên giảm tối đa thức uống chứa caffeine trong thời gian cho bú. Bạn quá mệt mỏi ư, cà phê không hiệu quả tuyệt vời như bạn nghĩ đâu, còn một đứa trẻ quấy khóc mãi không chịu ngủ còn khiến bạn mệt hơn nhiều.

Cà phê không tốt cho sữa mẹ

Trái cây họ cam chanh


Một số chất được tìm thấy trong trái cây họ cam chanh có thể gây kích thích đường ruột còn non nớt của bé, khiến bé khó chịu, nôn trớ và có thể hay bị hăm tã hơn. Nếu việc giảm tiêu thụ các loại trái cây này có hiệu quả, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C khác để bù đắp dinh dưỡng cho bạn (và cũng là cho con), chẳng hạn đu đủ và xoài.

Thức uống có cồn


Thỉnh thoảng nhấp một hớp bia hoặc rượu vang trong bữa tối thì chẳng hề gì, nhưng dùng thức uống có cồn hàng ngày sẽ gây ra ít nhiều rủi ro cho em bé, cụ thể bé có thể bị uể oải, buồn ngủ cả ngày, ngủ sâu và nhiều quá mức, tăng cân bất thường và người mẹ giảm phản xạ tiết sữa. Nếu bạn uống các loại thức uống này chỉ để xoa dịu căng thẳng, hãy nhớ là có nhiều cách khác để thư giãn như tắm, massage hoặc uống một chén trà cúc.

Thức ăn cay nồng


Các món ăn sẽ ngon hơn nếu có chút cay cay tê tê nơi đầu lưỡi, nhưng mẹ biết không, chẳng em bé nào lại thích ớt cả. Mẹ ăn cay có thể khiến em bé bú mẹ khó chịu và bứt rứt trong nhiều giờ. Vậy làm sao để tăng hương vị món ăn cho mẹ mà không làm bé khó chịu? Hãy dùng gừng để tạo vị thơm cay, và gừng lại có tác dụng làm dịu tiêu hoá cho bé nữa đấy.

Tỏi


Lại một loại gia vị nêm tuyệt vời cho mẹ nhưng con không thích chút nào. Mẹ ăn thức ăn nhiều tỏi khiến sữa mẹ cũng có mùi tỏi thoang thoảng (mùi tỏi có thể nhiễm vào sữa mẹ khoảng 2 giờ sau bữa ăn). Bé con của bạn dễ dàng nhận thấy mùi này và khó chịu ra mặt khi vú mẹ có mùi tỏi.

Ở 2 nền ẩm thực sử dụng nhiều tỏi trong nấu ăn, có 2 cách phản ứng khác nhau với vấn đề mùi sữa mẹ khi mẹ ăn tỏi. Tại Ý, các bà mẹ cho con bú được khuyên bỏ tỏi trong thời gian cho con bú; còn ở Ấn Độ, các bà mẹ cho con bú còn được khuyên ăn tỏi như bình thường để “luyện” khẩu vị cho các em bé sẽ lớn lên trong một nền ẩm thực đậm đà gia vị. Vì tỏi là loại thực phẩm quý có giá trị chữa bệnh tự nhiên, bạn hãy cân nhắc để chọn giải pháp an toàn của người Ý hay giải pháp mạo hiểm của người Ấn nhé!

Những thực phẩm cần tránh khi cho con bú

Đậu phộng


Nếu bạn có người thân trong gia đình dị ứng với đậu phộng, hãy cẩn thận khi ăn đậu phộng trong thời gian cho bú, vì bé có khả năng sẽ là người tiếp theo trong gia đình bị dị ứng đậu phộng, và phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng thường nguy hiểm và đáng sợ hơn ở người lớn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên tránh ăn đậu phộng trong thời gian cho bú và không cho bé ăn đậu phộng trong 1-2 năm đầu đời để giảm nguy cơ hình thành cơ địa dị ứng thức ăn.

Bột mỳ


Nếu bạn ăn bánh mỳ hoặc một đĩa mỳ ống trước khi cho con bú và kết quả là em bé có những triệu chứng như khóc quấy, đau hoặc đi tiêu phân lẫn máu, điều đó có thể là dấu hiệu con bạn bị dị ứng lúa mỳ. Để kiểm tra bé có dị ứng bột mỳ không, hãy loại thức ăn từ bột mỳ khỏi chế độ ăn của mẹ trong 2-3 tuần và theo dõi xem các triệu chứng của bé có cải thiện không. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn, bạn có thể xác định được thủ phạm gây dị ứng cho con. Nếu không, hãy tiếp tục loại bỏ dần từng loại thực phẩm (lưu ý chỉ loại bỏ một loại thực phẩm trong chế độ ăn tại một thời điểm để có thể xác định được.

Bông cải xanh

Bông cải xanh tốt cho sữa mẹ


Các loại bông cải (xanh và trắng) được cho là loại rau sinh hơi đường ruột khiến em bé bị đầy hơi và quấy khóc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều mẹ không đồng ý với ý kiến này. Hãy ngừng ăn bông cải xanh vài hôm và giải quyết tình hình đầy bụng khó tiêu của bé đã. Sau đó, bạn có thể ăn lại bông cải được hấp chín từng khẩu phần nhỏ để có thể theo dõi phản ứng của bé trước sự thay đổi thành phần thức ăn của mẹ.

Trong thời kì cho con bú, sẽ thoả mái hơn nếu bạn vừa nằm võng vừa cho con bú, tôi xin giới thiệu với các mẹ sản phẩm máy đưa võng tự động cho mẹ và bé với sức đưa 100Kg sẽ giúp các mẹ có cảm giác thoả mái khi cho con bú.

Máy đưa võng tự động

Ngoài ra, sản phẩm máy lắc võng còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc chăm sóc bé ngủ. Bạn có xem đầy đủ các mẫu máy đưa võng tại www.mayduavongtudong.vn
[/kythuat]